Thiết kế cuộc sống dựa trên các nguyên tắc Permaculture (Phần 6): Không tạo ra chất thải

Mẹ thiên nhiên không tạo ra chất thải. Vậy tại sao con người lại tạo ra nhiều như vậy? Trước khi có khả năng tạo ra các sản phẩm phân hủy sinh học, chúng ta nên học cách sống phù hợp với vòng lặp kín của tự nhiên – tức là không thải chất thải ra môi trường. Con người cần học lại cách tái tạo cuộc sống theo thế giới tự nhiên nhiều nhất có thể và tham gia vào vòng lặp khép kín, trong đó, chất thải của một người thực sự là kho báu của người khác. Bằng cách giảm chất thải, chúng ta có thể giảm các nguồn tài nguyên được sử dụng để sản xuất các mặt hàng mới.

Nếu các bạn có thể tái chế đồ đạc của mình, sử dụng vật liệu có thể phân hủy để đóng gói, mua đồ cũ thay vì đồ mới, thì tức là chúng ta đang mang lại lợi ích cho hệ sinh thái của chính mình hơn là phá hủy nó. Hệ sinh thái càng phát triển, thì con người sẽ càng khỏe mạnh.

Có rất nhiều cách để con người có thể giảm thiểu chất thải của mình. Điều quan trọng là bạn không nên xem nó như một sự hy sinh hay một công việc vặt, mà hãy nhìn việc giảm thiểu chất thải như một phần trong cuộc sống của mình. Sống một cuộc sống không lãng phí có thể cải thiện đáng kể cho sức khỏe cả về mặt thể chất lẫn tinh thần của chúng ta.

1. Giảm chất thải ra bãi rác và theo dõi tần suất dọn thùng rác

Hãy giảm chất thải ra bãi rác và theo dõi tần suất dọn thùng rác của bạn. Khi bạn nhận ra mình dọn thùng rác quá thường xuyên, bạn có thể giảm tần suất xuống, và bắt đầu tái sử dụng những loại rác thải hữu cơ để làm phân hay bình thủy tinh để đựng nước.

2. Tránh sử dụng nhựa

Tránh sử dụng nhựa càng nhiều càng tốt. Bạn có thể giảm đáng kể việc chôn lấp và tái chế rác thải bằng cách không mua những sản phẩm bằng nhựa. Ban đầu việc thực hành có thể khó nhưng một khi tư duy của bạn chuyển đổi thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn nhiều.

3. Ủ phân hữu cơ từ thức ăn thừa

Hãy ủ phân từ thức ăn thừa và bón cho luống rau trong vườn của bạn. Chúng ta vứt bỏ rất nhiều thức ăn mỗi năm, và có rất nhiều chất dinh dưỡng còn sót lại trong đó. Nếu có thể tạo ra một hệ thống ủ thức ăn, chúng ta có thể bổ sung những chất dinh dưỡng này vào vườn rau và tạo ra nhiều chất dinh dưỡng giúp cây phát triển tốt. Điều này một lần nữa liên kết trở lại các nguyên tắc khác bằng cách giúp bạn lưu trữ tài chính, cho phép bạn tái sử dụng một nguồn tài nguyên tái tạo và thu được lợi nhuận từ khu vườn của mình. 3 nguyên tắc trong 1! 

4. Giảm lượng nước tiêu thụ

Hãy xem xét các cách để giảm lượng nước tiêu thụ của bản thân. Bạn có thể tái sử dụng nước từ bồn rửa để tưới cây không? Bạn có thể tạo một hệ thống quản lý nước xám. Có rất nhiều cách dễ dàng để bảo tồn một nguồn tài nguyên quý giá như vậy. 

5. Tránh lãng phí thời gian

Việc tạo ra chất thải có thể xuất hiện dưới nhiều dạng. Nếu chúng ta quan sát cẩn thận việc sử dụng thời gian của mình, chúng ta có thể đảm bảo rằng chúng ta không lãng phí nguồn tài nguyên quý giá nhất của bản thân.

Đây không phải là những thứ sẽ được triển khai ngay lập tức. Đừng lo lắng nếu điều này có vẻ hơi quá sức của bạn lúc đầu. Lời khuyên là hãy bắt đầu từ quy mô nhỏ và xây dựng các thói quen lớn từ đó. 


Nguồn tham khảo: Designing Your Life with Permaculture, Josh David [online], có tại: https://www.permaculture.co.uk/Designing-Your-Life-Permaculture?fbclid=IwAR3o5P5yfJ09U-9CzclJTi5lmiJKgaLxIMjguGJbuEDn_Gb4jsjIyXBsHfI


Bài viết thuộc chuyên mục Permaculture – chia sẻ các phương pháp thiết kế lối sống và thực hành nông nghiệp bền vững, nông nghiệp vĩnh cửu theo các nguyên tắc Permaculture.