TỔNG KẾT MÔ HÌNH NĂM 2: Học hỏi và chia sẻ – Cơ hội tiến lên phía trước

Ngày thứ 2 của chương trình Chia sẻ và Học tập các Mô hình Giảm Ô nhiễm Rác nhựa tại địa phương áp dụng Tiếp cận Tác động tập thể tại Việt Nam là diễn đàn nhằm chia sẻ kinh nghiệm với chủ đạo là 12 mô hình của LSPP được xây dựng tại 4 địa bàn

  • Mô hình 54 Ngôi nhà xanh
  • Mô hình Cửa tiệm hạnh phúc – Tái chế rác thải tạo sinh kế
  • Mô hình Du lịch xanh
  • Sáng kiến “Huy động Câu lạc bộ Sống xanh tham gia quản lý rác thải tại cộng đồng, trong bối cảnh dịch Covid 19” năm 2021-2022
  • Mô hình Trường học xanh nói không với rác nhựa
  • Mô hình Khu dân cư giảm thiểu rác thải nhựa
  • Mô hình giảm nhựa tại chợ Hàn
  • Mô hình Giảm thiểu rác thải nhựa tại các chợ truyền thống trên địa bàn quận Cẩm Lệ
  • Mô hình Khu phố ẩm thực xanh Tống Duy Tân – ngõ Cấm Chỉ
  • Mô hình trường học Không rác thải
  • Mô hình thu gom, phân loại và tái chế rác – Mô hình Sân chơi tái chế cộng động tại Liên Mạc của Hội phụ nữ Bắc Từ Liêm
  • Mô hình Phân loại, chuyển hoá rác thải tại chùa Đình Quán được triển khai tại quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội

Trong quá trình một năm triển khai các mô hình này, mỗi địa phương cũng đạt được những thành tựu nhất định đi kèm với những thách thức phải vượt qua. Để phát huy tối đa những mô hình trong năm tới, các đại biểu được tham quan, chia nhóm để thảo luận về kinh nghiệm tổ chức các mô hình đồng thời chia sẻ về nhu cầu hỗ trợ của địa phương đó. Sau phần tham quan các mô hình, có rất nhiều đại biểu bày tỏ ý kiến và mong muốn đối với việc phát triển các phong trào tại địa phương.

Đặc biệt, diễn đàn đã làm đúng vai trò cầu nối của nó là chia sẻ, kết nối giữa các bên để các mô hình phát triển hơn nữa. Sau khi hiểu được sự ý nghĩa từ Mô hình Tái chế xanh – Mô hình hướng tới tạo sinh kế cho CLB phụ nữ khuyết tật phường Cẩm Nam từ việc tái chế rác thải nhựa, đại diện Ban Quản lý chợ Hội An đã quyết định sẽ giúp đỡ đưa sản phẩm vào chợ. Tuy nhiên, để phát triển một cách lâu dài, sản phẩm từ Mô hình Tái chế xanh cần phải cải thiện chất lượng, cải thiện mẫu mã, cạnh tranh với nhiều sản phẩm khác đang có trong chợ.


Hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án “Giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa với các giải pháp địa phương” (LSPP) được tài trợ bởi USAID thuộc chương trình “Dự án Các Hoạt động Địa phương Việt Nam vì Sức khỏe Môi trường” thực hiện bởi GreenHub cùng 03 đối tác (ISPONRE, HUPH-VOHUN, GIMASYS).