Nhựa không phải “Học sinh cá biệt”

Sự phổ biến của nhựa đã để lại những hệ quả tiêu cực cho môi trường và sức khỏe con người. Nhưng liệu nhựa có thật sự là “học sinh cá biệt” trong lớp học Classifight không?

Thực tế, trong nhiều trường hợp, nhựa chính là “học sinh gương mẫu” mang lại lợi ích cho môi trường. Nếu bạn so sánh nhựa tái chế và giấy, nhân vật “con nhà người ta” khi nói về thân thiện với môi trường, thì nhựa tái chế lại có tính bền và tốn ít tài nguyên hơn để sản xuất và vận chuyển.

Bản thân nhựa không xấu, mà chính cách chúng ta sử dụng và xử lý nhựa đã khiến chúng mang tiếng xấu. Việc nhựa không được phân loại, tái chế hay xử lý theo đúng quy trình đồng thời bị thải ra môi trường một cách không kiểm soát là mắt xích góp phần làm vấn đề rác thải nhựa ngày một nghiêm trọng.

Điều chúng ta cần làm không phải là “nghỉ chơi” với nhựa, mà cần coi nhựa như những người bạn “cùng lớp”, cũng đang cố gắng đóng góp cho môi trường bền vững theo cách riêng.

Chỉ là, những người bạn này sẽ cần sự trợ giúp từ chúng ta để đi đúng hướng hơn mà thôi.

Để giúp đỡ các học sinh nhựa, hãy truy cập ngay Instagram @greenhubvn để cùng chúng mình tìm hiểu và có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề “Nhựa và phân loại rác thải nhựa” qua nhiều hoạt động đa dạng được tổ chức.

#greenhub#plasticlassifight#classifyplastic#usaid

—————————

Chiến dịch phân loại nhựa, hành động vì một lối sống bền vững – Plastic Classifight là một hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án “Giảm ô nhiễm rác thải nhựa với các giải pháp địa phương” (Local Solutions for Plastic Pollution – LSPP) được tài trợ bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ – USAID thuộc chương trình “Dự án Các Hoạt động Địa phương Việt Nam vì Sức khỏe Môi trường” thực hiện bởi GreenHub cùng các đối tác. Chiến dịch hướng tới nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi trong việc sử dụng cũng như thói quen phân loại rác thải nhựa, tái sử dụng nhựa cho lối sống xanh và sự thay đổi bền vững vì môi trường.