Hội thảo chuyên đề “Thúc đẩy các giải pháp Kinh tế Tuần hoàn nhằm giảm thiểu tác động của ô nhiễm nhựa tới sức khoẻ”

Nằm trong phiên thảo luận thuộc Hội nghị khởi động xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn, chiều ngày 28/6 vừa qua, Đối tác Hành động vì Nhựa và Sức khỏe (PHA) đã chủ trì hội thảo chuyên đề về các Giải pháp Kinh tế tuần hoàn.

Nằm trong phiên thảo luận thuộc Hội nghị khởi động xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn, chiều ngày 28/6 vừa qua, Đối tác Hành động vì Nhựa và Sức khỏe (PHA) đã chủ trì hội thảo chuyên đề về các Giải pháp Kinh tế tuần hoàn.

Buổi hội thảo tiến tới thảo luận 5 vấn đề với 5 đại diện từ tổ chức đối tác:

  • Tổng quan chung về Kinh tế Tuần hoàn và mối liên hệ tới sức khoẻ: Các rủi ro và kế hội – Tổ chức Sức khỏe Gia đình Quốc tế (FHI360)
  • Mối liên hệ giữa Kinh tế tuần hoàn và cách tiếp cận Một sức khoẻ – Mạng lưới Một sức khỏe các trường Đại học Việt Nam (VOHUN)
  • Khả năng ứng dụng kinh tế tuần hoàn trong việc tái chế rác thải hữu cơ để sử dụng cho sản xuất nông nghiệp sạch và bền vững – Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam (VOAA)
  • Các ứng dụng và lợi ích của Kinh tế Tuần hoàn liên quan đến nhựa dùng một lần trong ngành y tế – Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Môi trường Sức khỏe (CHERAD)
  • Các mô hình kinh doanh do phụ nữ làm chủ: Tăng quyền năng cho phụ nữ hướng tới kinh tế tuần hoàn – Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Xanh (GreenHub)

Tại đây, hội thảo đã thảo luận về những khoảng trống trong việc áp dụng Kinh tế Tuần hoàn để giảm tác động ô nhiễm nhựa đến sức khỏe đồng thời kết luận các cơ hội để thúc đẩy và áp dụng kinh tế tuần hoàn trong các ngành nghề tại Việt Nam.

Còn bây giờ, hãy cùng GreenHub điểm lại những điểm đáng nổi bật từ 5 bài phát biểu trong hội thảo nhé!


Bài viết nằm trong khuôn khổ dự án “Giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa với các giải pháp địa phương” (LSPP) được tài trợ bởi USAID thuộc chương trình “Dự án Các Hoạt động Địa phương Việt Nam vì Sức khỏe Môi trường” thực hiện bởi GreenHub cùng 03 đối tác (ISPONRE, HUPH-VOHUN, GIMASYS).