Hiện trạng quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam

Khi nhắc đến việc quản lý rác thải hoặc tái chế, chắc chắn bạn nghĩ ngay đến những đất nước như Nhật Bản hay Đức,… Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (World Bank), Đức xếp hạng đầu tiên trong danh sách các nước tái chế rác thải hiệu quả trên thế giới. Vậy Việt Nam của chúng ta nằm đâu trên bản đồ thế giới về quản lý rác thải. 

Hãy cùng GreenHub tìm hiểu thực trạng quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam qua những dữ liệu mà dự án LSPP đã thu thập được. 

Về rác thải:
– Từ năm 2009 – 2011, lượng rác thải rắn tại Việt Nam đã tăng hơn 46% và được dự đoán sẽ còn tiếp tục tăng từ 0.75  to 0.98 kg/ người/ ngày trong giai đoạn 2018 – 2030.
– Rác thải nhựa chiếm 12-14% trong đó hơn một nửa không được quản lý.
– Khoảng 453 nghìn tấn rác thải nhựa tại Việt Nam bị rò rỉ ra vào nguồn nước và đại dương.

Vậy rác thải đang được quản lý như thế nào?
– Tỷ lệ thu gom rác cao nhất ở trung tâm thành phố (khoảng 85-90%)
– Lượng rác thu gom ở nông thôn chỉ đạt 40% – 55%.
– ước tính khoảng 71% lượng rác thải được xử lý bằng cách chôn lấp hoặc bãi thải, đốt công khai hoặc đốt. 

Cách xử lý rác thải chưa hiệu quả dẫn đến hậu quả rò rỉ chất thải và gây ra ô nhiễm trên mặt đất và nguồn nước ngầm. 

Nguyên nhân rò rỉ có thể có 5 lý do chính:
(i) Tỷ lệ xả rác cao;
(ii) Việc đốt rác lộ thiên trước khi thu gom vẫn là một thực tế phổ biến;
(iii) Tỷ lệ thu gom ngoài trung tâm thành phố thấp;
(iv) Các bãi chôn lấp / bãi rác nhỏ và được quản lý kém và
(v) Công nghệ tái chế lạc hậu không có hệ thống xử lý chất thải.

Điều quan trọng cần lưu ý là khối phi chính thức (các cá nhân làm nghề thu gom ve chai,…) đóng vai trò quan trọng trong làm thay đổi sự rò rỉ chất thải vào nguồn nước.  Nếu không có sự tham gia của khối phi chính thức vào chuỗi giá trị nhựa, ô nhiễm nhựa xâm nhập vào nguồn nước ở Việt Nam sẽ còn tồi tệ hơn nhiều (NPAP, 2020).

Số liệu được trích dẫn từ báo cáo “Stakeholder Mapping and System Scanning Report  with Strategic Recommendations”, trang vii  thuộc dự án “Giảm ô nhiễm rác thải nhựa với các giải pháp địa phương” (LSPP) được tài trợ bởi USAID thuộc chương trình “Dự án Các Hoạt động Địa phương Việt Nam vì Sức khỏe Môi trường”  thực hiện bởi GreenHub cùng 03 đối tác (ISPONRE, HUPH-VOHUN, GIMASYS). 

Bài viết cùng chuyên mục:

? Thay đổi vì nhựa #1: http://bit.ly/TDVN_1
? Thay đổi vì nhựa #2: http://bit.ly/TDVN_2
? Thay đổi vì nhựa #3: http://bit.ly/TDVN_3
? Thay đổi vì nhựa #4: http://bit.ly/TDVN_4 

——-

Số liệu dựa trên kết quả khảo sát của GreenHub được thực hiện trên địa bàn 4 khu vực Hà Nội, Đà Nẵng, Hội An (Quảng Nam) và Hạ Long (Quảng Ninh) vào tháng 10 và tháng 11 năm 2020.
——-
Dự án “Giảm ô nhiễm rác thải nhựa với các giải pháp địa phương” (LSPP) được tài trợ bởi USAID thuộc chương trình “Dự án Các Hoạt động Địa phương Việt Nam vì Sức khỏe Môi trường”  thực hiện bởi GreenHub cùng 03 đối tác (ISPONRE, HUPH-VOHUN, GIMASYS).
——-
Bài viết nằm trong chuyên mục Đọc Lâu Hiểu Sâu: Thay đổi vì nhựa. Đọc hiểu và cùng lan tỏa những giá trị tốt đẹp cùng GreenHub.
——
Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Xanh – GreenHub
? Cùng hành động vì một Việt Nam xanh
✉️ Mail: info@greenhub.org.vn
? Web: www.greenhub.org.vn